1. Phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (B.P.T.N.M.T, C.O.P.D) là bệnh lý hô hấp mãn tính có thể dự phòng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử nhỏ hoặc khí độc hại mà trong đó khói thuốc lá, thuốc lào đóng vai trò hàng đầu.
2. Chẩn đoán bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (C.O.P.D)

       2.1. Chẩn đoán xác định (chuyên khoa hô hấp cấp Tỉnh.Trung ương)

       2.1.1. Triệu chứng lâm sàn

Trong tiền sử, hoặc hiện tại có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá, thuốc lào, tiếp xúc với khói bụi và hóa chất, khói bếp và khói của nhiều nhiên liệu đốt.
Ho khạc đờm 3 tháng trong một năm và liên tiếp 2 năm trở lên.
Khó thở tiến triển năng dần theo thời gian và khó thở khi nằm, khó thở về đêm khó thở liên tục. Bệnh nhân phải gắng sức để thở, thở nặng, cảm giác tiếu không khí hoặc thở hổn hển, khó thở tăng lên khi gắng sức, nhiễm trùng đường hô hấp.
Khám lâm sàng: Rì rào phế nang giảm, lồng ngực hình thùng, gõ vang trống, ran rít, ran ngáy, ran ẩm, ran nổ. Ở giai đoạn muộn có thể thấy các dấu hiệu suy tim phải( gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phù 2 chân).


2.1.2. Cận lâm sàn

Đo chức năng hô hấp, đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ nặng BPTNMT.
X-Quang phổi thường ít có giá trị xác định.
Điện tâm đồ ở giai đoạn muộn có thể thấy giấu hiệu tăng áp động mạch phổi và suy tim phải…
2.1.3. Triệu chứng chức năng

Ho: Ho mạn tính, thường là triệu chứng đầu tiên của viêm phế quản phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Lúc đầu ho cách khoảng, nhưng sau đó ho xảy ra hằng ngày, thường suốt cả ngày, ít khi ho ban đêm. Một số trường hợp, sự giới hạn lưu lượng khí có thể xảy ra mà không ho.
Khạc đờm: Với số lượng nhỏ đàm dính sau nhiều đợt ho.
Khó thở: Là triệu chứng quan trọng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và là lý do mà hầu hết bệnh nhân phải đi khám bệnh, khó thở trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một loại khó thở dai dẳng và xảy ra từ từ, lúc đầu chỉ xảy ra khi gắng sức như đi bộ hay chạy lên thang lầu, khi chức năng phổi bị giảm, khó thở trở nên nặng hơn và bệnh nhân không thể đi bộ được hay không thể mang một xách đồ ăn, cuối cùng là khó thở xảy ra trong những hoạt động hằng ngày (mặc áo quần, rửa tay chân hay cả lúc nghỉ ngơi)


Ho dai dẳng – Bệnh nhân mệt mỏi

3. Chẩn đoán mức độ rối loại thông khi tắc nghẽn

Mức độ 1(nhẹ). Chỉ xuất hiện khi hoạt động gắng sức.
Mức độ 2(trung bình). Xuất hiện khí thở khi đi nhanh hoặc leo dốc.
Mức độ 3(nặng). Đi chậm hơn khi khó thở hoặc dừng lại để thở, không đi bộ quá 100m.
Mức độ 4(rất nặng). Rất khó thở khi ra khỏi nhà hoặc thay đồ
4. Chẩn đoán phân biệt

Lao phổi
Xơ phổi
Tràn dịch màng phổi
Giãn phế quản
Hen phế quản
Áp xe phổi
Kén khí phổi
Tràn khí màng phổi
Viêm phổi thùy
ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Điều trị BPTNMT giai đoạn ổn định:

Tránh lạnh, khói bụi…
Cai nghiện thuốc lá, thuốc lào
Vệ sinh mũi họng thường xuyên
Tiêm vắc cin phòng cúm H5N1 hàng năm vào đầu mùa thu
Thuốc giãn phế quản và Corticoid: Thuốc giãn phế quản ưu tiên các dạng phun hít khí dung. Corticoid chỉ định khi bệnh nhân BPTNMT giai đoạn nặng (có đơn cấp lặp đi lặp lại trên 2 lần trong 12 tháng gần đây dưới dạng phun hít khí dung lâu dài và liều cao)
Thở oxy tại nhà
Phẫu thuật
UỐNG THUỐC ĐÔNG Y : PQ KIMLIPHARM và HỘ TẠNG PHẾ KIM LINH
Next
Bài đăng Mới hơn
Previous
This is the last post.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top