Bệnh hen phế quản ở trẻ em


Hen phế quản ở trẻ em thường xảy ra khi trẻ trong độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì rất có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm

Bệnh hen phế quản ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Đối với mỗi nguyên nhân lại có những biểu hiện triệu chứng khác nhau.
Bệnh hen phế quản ở trẻ em

Bệnh hen phế quản ở trẻ em

>>> Xem thêm: Xử trí cơn hen phế quản cấp tại nhà

Nguyên nhân bệnh hen phế quản ở trẻ em


- Hen dị ứng: chủ yếu là do trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bọ mạt, hóa chất hoặc ăn phải những thức ăn dễ gây kích ứng như thịt bò, thịt gà, tôm, cá biển, cua, … Để kiểm soát cơn hen bạn hãy hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những tác nhân này một cách tối đa. Đồng thời nên cho con đi kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm máu để biết được mức độ dị ứng.

- Hen do virus: cơn hen thường hay xuất hiện sau đợt đường hô hấp bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, hay gặp nhất là thay đổi thời tiết trong thời điểm chuyển mùa. Các triệu chứng thường gặp nhất là khó thở, thở ran rít. Nếu trẻ dưới 3 tuổi mà có biểu hiện thở khò khè và có bố hoặc mẹ bị hen phế quản thì trẻ sẽ dễ bị tăng bạch cầu ái toan trong máu, thở khò khè mà không bị cảm lạnh và viêm mũi dị ứng thì có thể là biểu hiện của bệnh hen phế quản.

- Hen khởi phát do vận động: nguyên nhân là do trẻ hiếu động, hay leo cầu thang, chạy nhảy, cười đùa nhiều, … nên cần nhiều oxy hơn. Vì vậy trẻ hay thở qua đường miệng, khi đó không khí chưa được làm ấm đã đi vào đường thở gây khô, co thắt các cơ bao quanh phế quản khiếp cho đường thở hẹp gây hen phế quản ở trẻ. Các triệu chứng xảy ra đó là ho, khó thở, thở khò khè, cảm thấy nặng ngực. Những triệu chứng này thường xuất hiện sau khi vận động và đạt đỉnh điểm sau 5 – 10 phút vận động, rồi giảm dần sau 20 – 30 phút mà không cần dùng thuốc cắt cơn hen.

Triệu chứng hen phế quản ở trẻ em


Nếu thấy bé có những triệu chứng sau đây, các mẹ có thể nghi ngờ con đã mắc hen phế quản chứ không phải là ho cảm thông thường
Trẻ bị hen phế quản thường có triệu chứng ho, thở gắng sức

Trẻ bị hen phế quản thường có triệu chứng ho, thở gắng sức

- Thở gắng sức, thở khò khè

- Ho dai dẳng nhất là vào ban đêm, trong giấc ngủ hoặc vào sáng sớm. Đôi khi ho đi kèm theo nôn ói

- Nặng ngực ở trẻ lớn, còn ở trẻ nhỏ đôi khi chỉ có dấu hiệu là những cơn ho nhưng lúc hít vào có tiếng rít

Hen phế quản ở trẻ em cũng có biểu hiện dưới viêm phế quản khó thở. Khi ho và khó thở, tiết ra nhiều dịch, không như hen phế quản ở người lớn, cơn hen ở trẻ nhỏ thường không đột ngột bắt đầu và kết thúc.


Nhận biết các mức độ của bệnh hen


Mức độ 1 (có cơn hen ngắt quãng nhẹ): thỉnh thoảng mới xảy ra và các triệu chứng thường diễn ra vào ban ngày dưới 1 tuần/lần, trẻ vẫn sinh hoạt, vận động bình thường.

Mức độ 2 (cơn hen dai dẳng nhẹ): xảy ra ở cấp độ nhẹ, cơn hen thường xuất hiện vào ban ngày dưới 1 tuần/lần.

Mức độ 3 (cơn hen dai dẳng trung bình): các triệu chứng xảy ra hàng ngày, cơn hen ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của trẻ.

Mức độ 4 (cơn hen dai dẳng nặng): các triệu chứng hay xảy ra và kéo dài, hạn chế các hoạt động thể lực của trẻ và thường xuất hiện cơn hen vào ban đêm.

Trường hợp các cơn hen ác tính thường xảy ra liên tiếp, có xu hướng nặng hơn về chiều tối và đêm. Trẻ bị hen phế quản thường bị khó thở, tuy nhiên không bị sốt và lây nhiễm. Bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ thường có diễn tiến thất thường. Có trường hợp ổn định dần khi trẻ 5 – 6 tuổi, tuy nhiên nhiều trẻ sau 15 năm lại bị hen lại, thậm chí là 20 – 30 năm. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể

Xử trí cơn hen phế quản ở trẻ em


Nếu trẻ lên cơn hen phế quản cấp thì cần đưa trẻ ra chỗ thoáng, không khí trong lành, uống nhiều nước làm loãng đờm giúp trẻ dễ thở hơn. Với cơn hen nhẹ, có thể cho trẻ dùng các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh như: Atrovent, Ventolin, Bricanyl,… Các loại thuốc này có thể dùng ở dạng khí dung, thuốc dạng viên, bình xịt định liều hoặc siro. Tùy theo từng lứa tuổi và cân nặng của trẻ mà dùng liều lượng thuốc phù hợp, nhưng đặc biệt cần tuân theo sự hướng dẫn của các bác sỹ.
Dùng thuốc cắt cơn khi trẻ lên cơn hen

Dùng thuốc cắt cơn khi trẻ lên cơn hen

Nếu cơn hen nặng thì cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín. Bệnh hen cần được điều trị lâu dài, các cơn hen không giống nhau và thường tái phát lại nhiều lần trong năm do đó cha mẹ cần chú ý tới chế độ chăm sóc cho trẻ, nếu thấy trẻ có triệu chứng bất thường cần đưa trẻ đi khám bác sỹ ngay tránh hệ quả không mong muốn có thể xảy ra.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top