Tư vấn điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả

Rối loạn lipid máu là một căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Rối loạn lipid máu dễ gây ra những bệnh lý nguy hiểm như tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành. Vậy để điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả cần làm gì?
Rối loạn lipid máu dễ gây xơ vữa động mạch

 Rối loạn lipid máu dễ gây xơ vữa động mạch

>>> Xem thêm: Rối loạn lipid máu là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Điều trị rối loạn lipid từ nguyên nhân

Rối loạn lipid có thể là thứ phát hoặc nguyên phát. Với thể thứ phát thì cần điều trị chủ yếu bệnh lý gây ra chứng đó (cụ thể như bệnh cường giáp, đái tháo đường,…) hoặc ngừng dùng thuốc gây rối loạn lipid máu như cyclosporin, hypothiazid, …

Mục tiêu điều trị rối loạn lipid máu là đưa ra những thông số lipid về giới hạn bình thường hay gần bình thường.

Việc lựa chọn mục tiêu điều trị phù hợp cần dựa vào việc phát hiện và đánh giá tính chất các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân như có tiền sử mắc bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đái tháo đường, tăng huyết áp, tình trạng béo phì, hút thuốc lá.

Biện pháp can thiệp chứng rối loạn lipid máu

- Việc đầu tiên cần làm đó là điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Nhiều trường hợp chưa cần sử dụng thuốc, chỉ cần cân bằng lại chế độ ăn uống hợp lý thì các rối loạn ở mức độ vừa và nhẹ, cùng với việc kết hợp giảm cân nếu béo phì thì các trị số triglycerid, cholesterol, LDL-C đều giảm rõ rệt

- Nếu điều chỉnh chế độ ăn trong 2 – 3 tháng mà không có hiệu quả, triglycerid vẫn >2,3 mmol/l hoặc vẫn >5,8 mmol/l thì mới dùng đến thuốc. Trong quá trình dùng thuốc, vẫn cần duy trì chế độ ăn hợp lý, đồng thời đi xét nghiệm lại các thông số 2 – 3 tháng một lần.

- Tăng cường việc tập thể dục, thể thao: thường xuyên thực hiện các bài tập vừa sức với mình, với những người cao tuổi nên đi bộ 45 phút một ngày, cần tập đều đặn hàng ngày, hoặc ít nhất mỗi tuần 3 lần vì nếu ngừng tập thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của việc tập luyện.

Xây dựng chế độ ăn khoa học giúp điều trị rối loạn lipid máu

Tăng cường ăn nhiều hoa quả giúp phòng bệnh rối loạn lipid máu

Tăng cường ăn nhiều hoa quả giúp phòng bệnh rối loạn lipid máu

- Hạn chế ăn mỡ động vật vì nó chứa rất nhiều acid béo no, đây là acid gây tăng cholesterol máu.

- Giảm cân nếu thừa cân: bằng chế độ ăn giảm năng lượng, tăng cường vận động thể lực. Giảm cân sẽ tham gia điều chỉnh có hiệu lực rối loạn lipid máu, làm giảm cholesterol và triglycerid máu.

- Chỉ nên ăn dầu thực vật chứa acid béo không no, ăn cá có nhiều acid béo không no họ omega-3, các acid béo này sẽ làm giảm cholesterol máu

- Giảm các đồ ăn ngọt (bánh ngọt, sôcôla...).

- Hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật (bồ dục, óc, tim, lòng đỏ trứng, gan ...). 

- Tránh uống rượu bia

- Tăng cường ăn rau quả, trái cây tươi, uống sữa đậu nành.

Thuốc điều trị rối loạn lipid máu

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu, tuy nhiên, có 2 nhóm thuốc được áp phổ biến trong điều trị bệnh này đó là nhóm thuốc statin (như zocor, lipitor, lescol, crestor...) hoặc nhóm thuốc fibrat (như lipanthyl, lopid)

- Statin: simvastatin (zocor), atorvastatin (lipitor), lovastatin (mevacor), fluvastatin (lescol), pravastatin (elisor), rosuvastatin (crestor),... Các statin ức chế men HMGCoA reductase gây cản trở quá trình nội sinh CT trong tế bào, làm tăng tổng hợp các thụ thể cho LDL để tăng thoái giáng LDL theo con đường các thụ thể. Các statin làm giảm cholesterol là chính, làm giảm nhẹ triglycerid và tăng nhẹ HDL.
Nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu

Nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu

- Các thuốc nhóm fibrat làm giảm dòng acid béo về gan làm giảm ôxy hoá LDL, giảm tổng hợp VLDL, simvastatin (zocor), làm tăng độ thanh thải VLDL, giảm hình thành LDL nhỏ và đặc dễ gây VXĐM: kết quả là giảm cả triglycerid và cholesterol (giảm triglycerid nhiều hơn), giảm LDL và VLDL, tăng HDL.

Lưu ý: Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú. Và việc sử dụng thuốc nhất thiết cần tuân theo sự chỉ định của bác sỹ điều trị. Vì ngoài tác dụng trong điều trị bệnh rối loạn lipid máu nó còn có nhiều tác dụng phụ khác, cần hết sức lưu ý.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top