Rối loạn Lipid máu là gì? Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết

Rối loạn Lipid máu là gì? Rối loạn Lipid có nguy hiểm không? Có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người sẽ dẫn đến những nguy cơ mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, … 

Lipid trong cơ thể dự trữ ở mô giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn nhiệt ở tổ chức dưới da và xung quanh, lipid cũng góp phần cấu tạo nên hoocmon, tế bào. Do đó, khi lipid có sự rối loạn sẽ dễ dẫn đến các bệnh về tim mạch

Rối loạn Lipid máu là gì

Rối loạn lipid máu là gì?

Rối loạn Lipid máu là gì?

Lipid máu gồm thành phần với nhiều loại triglycerid, cholesterol, phospholipid, … Có 2 loại cholesterol chính là LDL và HDL. HDL là cholesterol tốt vì cholesterol được HDL vận chuyển từ các tế bào ngoại vi về gan để thải qua đường mật. Còn LDL tăng nhiều trong máu sẽ dễ dàng lắng đọng ở thành mạch máu, đặc biệt là ở tim và não, dẫn đến các mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa này dần hình thành sẽ gây tắc mạch máu hoặc đột ngột vỡ ra dẫn đến tắc mạch máu, từ đó gây ra nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não. Do đó, người ta người ta gọi là rối loạn lipid máu khi có một hoặc nhiều các rối loạn sau:
Rối loạn lipid máu

Giảm HDL-C: Bình thường: >0,9mmol/l. Giảm HDL-C khi <0,9mmol/l Rối loạn lipid kiểu hỗn hợp khi cholesterol >6,2mmol/l và triglycerid 2,26 – 4,5 mmol/l.

Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu

1. Nguyên nhân gây tăng triglycerid máu

– Thiếu hụt gen lipase tiêu huỷ lipoprotein hoặc apolipoprotein C-II.

– Béo phì.

– Tăng TG có tính chất gia đình.

– Đái tháo đường.

- Uống rượu quá nhiều

– Dùng thuốc chẹn bêta giao cảm kéo dài.

Rối loạn lipid máu dễ gây xơ vữa động mạch

Rối loạn lipid máu dễ gây xơ vữa động mạch

2. Nguyên nhân gây tăng cholesterol máu

- Do chế độ ăn: sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều cholesterol như mỡ động vật, phủ tạng động vật, bơ, trứng, sữa toàn phần, … chế độ ăn dư thừa năng lượng

- Do yếu tố di truyền

- Do mắc phải những hội chứng như suy giáp, thận hư, đái tháo đường, gan tắc nghẽn, một số bệnh gây rối loạn protein máu

3. Nguyên nhân gây giảm HDL-C:

– Béo phì.

– Hút nhiều thuốc lá.

– Lười vận động thể lực.

– Rối loạn gen chuyển hoá HDL.

– Tăng triglycerid máu.

– Đái tháo đường không phụ thuộc insulin.

– Dùng thuốc chẹn bêta giao cảm kéo dài.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn lipid máu

Mặc dù những bệnh do tăng lipid máu gây ra đều là những bệnh tim mạch nguy hiểm nhưng hầu hết đều có triệu chứng rõ ràng mà diễn tiến thầm lặng. Vì vậy mà việc xét nghiệm máu là rất quan trọng để chuẩn đoán tình trạng rối loạn lipid máu. Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2010 khuyến cáo rằng, tất cả những người trên 20 tuổi nên xét nghiệm 5 năm 1 lần các thành phần của lipid máu, những người trên 40 tuổi là mỗi năm 1 lần để có thể phát hiện và kịp thời xử lý tránh hệ quả không mong muốn

Với những người có các yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, … thì cần phải xét nghiệm sớm hơn và thực hiện nhiều lần theo mỗi trường hợp cụ thể. Tình trạng tăng cholesterol máu là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch. Thông thường có rất nhiều yếu tố nguy cơ đi kèm với nhau và thúc đẩy nhau phát triển. Khi nhiều yếu tố nguy hiểm kết hợp lại thì sẽ làm nguy cơ bệnh mạch vành tăng lên nhiều lần.

Trên thế giới hàng năm có khoảng 17 triệu người chết vì các bệnh lý về tim mạch mà hầu như đều liên quan tới xơ vữa động mạch. Xơ vữa là thuật ngữ diễn tả quá trình lắng đọng calci, các chất béo, sản phẩm thoái giáng của tế bào, cholesterol, sợi fibrin. Mảng xơ vữa rất dễ xảy ra ở những động mạch nuôi dưỡng những cơ quan chính như não, tim. Mảng xơ vữa sẽ dần phát triển và dẫn đến tình trạng hẹp lòng mạch gây tình trạng thiếu máu để nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể, dẫn đến những biến cố nguy hiểm như đau tim cách hồi, suy tim. Hoặc mảng xơ vữa bị nứt vỡ hình thành những cục máu tại chỗ, gây tắc mạch máu đột ngột dẫn đến tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, … Tuổi tác cũng là yếu tố quyết định nguy cơ xơ vữa động mạch, tuổi càng cao thì quá trình xơ vữa động mạch cũng tăng theo.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top