Gai xương là gì? Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Gai xương là bệnh gì? Đây là tình trạng xuất hiện những phần cứng từ xương. Đa số các trường hợp bị gai xương không có những triệu chứng cụ thể, khó phát hiện, lâu dần theo thời gian có thể gây ra các chấn thương nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để phát hiện bệnh gai xương và cách điều trị ra sao
Triệu chứng của bệnh gai xương
Người bị gai xương thường bị đau và tê ở những vùng bị tổn thương. Nếu gai xương xuất hiện ở gót chân, bạn sẽ bị đau chân và gặp khó khăn trong việc đi lại. Trường hợp gai cột sống sẽ gây tê, đau ảnh hưởng đến tư thế
Gai xương có thể xuất hiện ở gót chân
>>> Xem thêm: Thực phẩm tốt cho bệnh xương khớp
Nguyên nhân gây ra bệnh gai xương
>>> Xem thêm: Thực phẩm tốt cho bệnh xương khớp
Gai xương thường chủ yếu là do viêm khớp xương và viêm gân. Khi đó, cơ thể sẽ cố gắng chữa lành bằng cách huy động canxi trực tiếp lên những vùng bị viêm gây ra tình trạng gai xương. Viêm ở những vị trí khác nhau dẫn tới gai xương tại các vị trí khác nhau. Chẳng hạn như gai gót chân là do viêm dây chằng Achilles, gai cột sống là do viêm dây chằng cột sống, …
Đối tượng dễ mắc phải gai xương
Gai xương là bệnh thường gặp có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào trong mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, những người cao tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đa số các trường bị gai xương đều rơi vào những người trên 60 tuổi.
Những chấn thương, thoái hóa khớp, đĩa đệm hay làm việc sai tư thế đều có thể dẫn đến tình trạng gai xương ở bất cứ vùng nào trên cơ thể. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền và chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng có thể là yếu tố có nguy cơ gây bệnh. Đặc biệt những người bị viêm khớp xương, viêm khớp hoặc hẹp cột sống là đối tượng dễ mắc gai xương nhất
Tình trạng gai xương cột sống
>>> Xem thêm:
Điều trị gai xương như thế nào?
Bạn sẽ được khám lâm sàng để xác định vùng đau. Những xét nghiệm cần thiết khác bao gồm chụp X-quang, siêu âm, CT scan và MRT, giúp hoạch địch kế hoạch điều trị.
Để điều trị gai xương, bác sỹ sẽ chỉ định bệnh nhân uống thuốc hoặc tiêm thuốc tại chỗ để giảm viêm. Nhưng phương pháp này còn tùy thuộc vào vùng bị gai xương. Những trường hợp nặng hơn có thể ảnh hưởng đến thần kinh cần được phẫu thuật để cắt bỏ các gai
Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị gai xương thông dụng khác bạn có thể áp dụng hàng ngày như tập thể dục nâng cao độ bền chắc của xương cũng như sức chịu đựng của cơ, xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng bổ sung nhiều canxi cho cơ thể.
Cụm từ tìm kiếm: gai xương là gì, điều trị gai xương
Nguồn: tuvantribenh.blogspot.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét